Hãy hiểu rõ, hiểu đúng về nhạc bản quyền thì bạn sẽ rất dễ dàng để sử dụng và tránh được những rắc rối, phiền phức hoặc vấn đề không đáng có, trong bài này mình sẽ giải thích chi tiết để bạn đi sâu hơn về nhạc bản quyền và cũng từ đó mà liên hệ với các sản phẩm số khác.
Tại sao nhạc lại có bản quyền?
Không chỉ riêng nhạc mà rất nhiều sản phẩm trí tuệ khác như: Sách, công trình nghiên cứu, sáng chế, phát minh, công thức, ảnh chụp, tác phẩm hội họa,… cũng đều được bảo vệ bản quyền để tránh những hành vi sao chép hay gọi tên là “ăn.cắp”, lợi dụng công sức, chất xám và thời gian của người khác để trục lợi riêng.
Thời gian trước thì việc bảo vệ bản quyền cần phải đăng ký với cơ quan chức năng, nếu có hành vi xâm phạm bản quyền thì họ có thể khởi kiện, đòi bồi thường thiệt hại hoặc nặng hơn thì có thể lãnh án từ tòa.
Hiện nay với công nghệ thông tin phát triển, internet, mạng xã hội phủ sóng thì việc sử dụng thông tin, hình ảnh, âm thanh càng dày đặc và xen lẫn trong đó vẫn có những cá nhân đang sử dụng trái phép sản phẩm của người khác. Vì thế nhu cầu bảo vệ nhạc bản quyền và các sản phẩm số như nhạc, ảnh đang được quan tâm cao từ những người sáng tạo, tác giả.
Với môi trường internet thì các mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram, …. đều xây dựng cho họ một công nghệ nhận dạng nội dung và quét bản quyền trong cả văn bản, hình ảnh và âm thanh nên sẽ cho tác giả được an tâm về bảo vệ sản phẩm của mình.
Nhiều người vô tình không hiểu về nhạc bản quyền nên ghép đại một bản nhạc nào đó vào video và đăng lên rồi sau đó nhận lại thông báo bị gỡ xuống, bị tắt tiếng, bị cảnh cáo vi phạm bản quyền hoặc nặng hơn là bị chấm dứt (ngừng hoạt động) tài khoản rất đáng tiếc.
Còn những kẻ hay có hành vi vi phạm bản quyền sẽ phải “khóc thét” và chịu thua khi không thể “dùng chùa” sản phẩm của người khác nữa. Một công cụ điển hình của Youtube đó là Content ID có thể quét bản quyền của video mới tải lên chỉ trong vòng vài phút, nếu có sự vi phạm nhạc bản quyền sẽ bị thông báo ngay lập tức.
Các loại nhạc bản quyền?
Nói về bản quyền thì nó cực kỳ phức tạp, mỗi một quốc gia có những luật riêng và những phụ luật, nếu không phải người nghiên cứu và làm trong lĩnh vực bản quyền thì chỉ vài bài viết và vài mẩu thông tin chỉ cho mình cái nhìn thoáng qua thôi, nhưng dù sao thì cũng cần phải diễn giải để bạn nắm được thông tin một cách khái quát.
Nhạc hoặc bài hát có rất nhiều loại bản quyền khác nhau, tùy vào tác giả, chủ sở hữu, đơn vị hợp tác, hay thông qua thương lượng mà một bản nhạc/ bài hát có thể sử dụng một hoặc tất cả những trường hợp:
- Tác giả, chủ sở hữu: Biểu diễn, ghi hình, ghi âm, phát sóng,…
- Được phép khai thác độc quyền hoặc bán lại quyền sử dụng, biểu diễn,…
- Được cấp phép biểu diễn (ca sĩ, công ty biểu diễn,…) trên sân khấu, phòng trà, chương trình, hội chợ,…
- Được phép sử dụng trong thương mại: Đưa vào quảng cáo, làm TVC, phát trên truyền hình, radio,
Nhưng chưa dừng lại ở đó, trên thế giới lại có những tình huống mà bạn có thể lần đầu nghe tới: Nhạc không bản quyền, nhạc miễn phí, nhạc bản quyền thương mại, hoặc nhạc được cấp phép sử dụng hợp lý theo giấy phép “Creative common”
Nói tới đây bạn đọc chắc cũng thấy khá là mệt phải không, rắc rối lắm rồi, nếu bạn muốn sử dụng nhạc chỉ đơn giản để làm nội dung trên Internet thì bạn có thể mua nhạc thương mại đầy đủ bản quyền tại Epidemicsound mà mình sẽ đề cập ở phần dưới và đã có bài review về dịch vụ nhạc ở đây.
Một số thuật ngữ giấy phép nhạc bản quyền
Để tiếp tục mình sẽ giải thích các loại thuật ngữ đối với nhạc:
- Public Domain: Tất cả mọi người được sử dụng, đây được coi là tài sản chung của cả nhân loại, một số nghệ sĩ, tác giả đã qua đời nhiều năm (tại Mỹ là 70 năm) và sản phẩm của họ không còn phải của riêng ai nữa mà cả thế giới sẽ được phép sử dụng, hoặc tác giả vẫn còn sống nhưng quyết định không cần bản quyền mà muốn chia sẻ ra cho tất cả mọi người.
- Creative Common: Tác giả bài nhạc cho mọi người sử dụng và sáng tạo thêm các nội dung khác, tuy nhiên một số giấy phép sẽ yêu cầu tôn trọng và cần phải ghi công, một số thì không cần ghi công.
- Royalty Free: Nhạc có bản quyền nhưng khi mua một lần đã trả tiền rồi thì có thể sử dụng mãi mãi, tùy ý, bao nhiêu lần, chỗ nào cũng được.
- Commercial Music: Nhạc dành cho thương mại, có thể sử dụng cho bất kỳ mục đích gì, vì bạn đã trả tiền để mua quyền sử dụng – và đây cũng là loại nhạc mà mình đã giới thiệu tại Epidemicsound.
Lý do nữa bạn nên dùng commercial music đó là nhạc họ cung cấp đã rõ nguồn gốc, nhạc chất lượng tốt và được bảo vệ bản quyền và cấp phép bạn được sử dụng đúng cách. Những nhạc kia cho dù là miễn phí nhưng vẫn có rủi ro như tra nguồn gốc, hoặc đột nhiên một hôm bài nhạc đó bị ai đó nhận vơ bản quyền. Tình trạng này đã từng xảy ra – chắc bạn Google sẽ thấy có một bên nào đó đã nhận bản quyền cho bài “Tiến Quân Ca” – Quốc ca của Việt Nam, chuyện này còn nhiều tranh cãi nên không bàn tới.
Làm thế nào để có bản quyền nhạc để sử dụng?
Nếu bạn có nhu cầu mua nhạc, bài hát tại Việt Nam thì cách nhanh nhất là liên hệ nhạc sĩ, tác giả/ công ty đại diện của nghệ sĩ đó để biết giá & thương lượng chi phí cũng như thảo luận sâu hơn về những quyền được sử dụng. Những bài nhạc việt mua từ các nhạc sĩ có thể tốn hàng chục triệu đồng. Những bài hit hoặc các nhạc sĩ nổi tiếng như Châu Đăng Khoa, Hứa Kim Tuyền, Sơn Tùng MTP, Tiên Cookie,… có thể sẽ tới vài chục triệu tới hàng trăm triệu.
Còn nếu là người sáng tạo nội dung như Bloggers, Vlogger, Youtubers, Tiktokers, KOL, Influencer, Content Creator,…. làm sao có thể chi nhiều tiền như vậy để chỉ sử dụng bản nhạc, phải có cách nào tiết kiệm, giảm chi phí thậm chí là tối ưu nhất để có thể sử dụng phong phú chứ nhỉ.
Nếu bạn chỉ cần sử dụng nhạc nền cho video, nhạc minh họa, nhạc để ghép vào sản phẩm của mình cho sinh động thì có thể sử dụng nguồn nhạc miễn phí, không bản quyền như: Youtube Audio Library, Facebook Sound Collections, Incompetech, NoCopyrightSounds,. …. đa phần là Royalty và Creative Common dùng khá tốt và an toàn do chính nền tảng mạng xã hội họ cung cấp.
Xem tại: 10 Kho nhạc không bản quyền làm video
Cách mua nhạc bản quyền?
Bạn cần lưu ý rằng mua nhạc để nghe trên: Itunes Music của Apple, Spotify, Amazon Music, Soundcloud,…. là những nơi nghe nhạc trực tuyến bạn mua quyền nghe – còn quyền sử dụng và đưa vào video, sản phẩm số của bạn là không được phép.
Như mình có nhắc tới chỗ để mua nhạc có quyền để sử dụng (nhạc thương mại) – chỗ này bạn có thể dùng cho sản phẩm của chính bạn, dùng cho đối tác thường gọi là Commercial License.
Website: https://www.epidemicsound.com/ (Miễn phí 30 ngày sử dụng)
Kho nhạc này và hiệu ứng âm thanh đồ sộ hơn 35.000 bản nhạc và hàng nghìn hiệu ứng âm thanh – có thể nói là vua nhạc – đứng đầu trong lĩnh vực nhạc cho các người sáng tạo nội dung.
Bạn có thể mua từng bản nhạc lẻ ở Epidemicsound tuy nhiên nếu mua từng bài một thì giá hơi “chát” – thay vì vậy mua thành viên 9$/ tháng (Nếu mua 1 năm thì giảm giá, còn từng tháng là 15$) và sử dụng toàn bộ kho nhạc khổng lồ của họ.
Kho nhạc bản quyền thương mại này có gì:
- Sử dụng 35.000 bài nhạc + 90.000 hiệu ứng âm thanh tất cả được hệ thống bản quyền bảo vệ tốt.
- Sử dụng cho tất cả mọi nơi: Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram,… đều được.
- Đã mua thành viên rồi thì chỉ cần tải nhạc về sử dụng, sau đó liên kết kênh vào là bản quyền không cần phải lo nữa.
Youtube có hệ thống Content ID, các mạng xã hội khác cũng có công nghệ nên biết được nhạc từ Epidemic, nếu bạn là thành viên khi đăng tải video sẽ không có lo ngại gì về bản quyền, nếu lỡ có trường hợp bị thông báo bản quyền, bạn có thể kháng cáo và cung cấp địa chỉ email Epidemic để được duyệt và giải phóng bản quyền trên vidoe.
Câu hỏi nhiều người đặt: Nếu không mua thành viên tiếp thì có bị ảnh hưởng gì tới video không?
Câu trả lời là không vấn đề gì, chỉ cần thời điểm bạn đăng tải video lên kênh bạn đang là thành viên thì sẽ không vi phạm bản quyền vì lúc đó bạn đang được quyền sử dụng. Nếu không gia hạn cũng không bao giờ bị tranh chấp bản quyền, chỉ là từ thời điểm bạn không gia hạn trở đi mà bạn vẫn lấy nhạc để đăng lên kênh thì mới bị thông báo không có quyèn sử dụng.
Xem thông tin bằng tiếng Anh tại đây: https://support.epidemicsound.com/s/article/what-happens-after-i-cancel-my-subscription?language=en_US
Vấn đề tranh chấp bản quyền nhạc.
Vấn đề này thường xuyên xảy ra và ngay cả Sơn Tùng MTP cũng đã từng bị và ảnh hưởng danh tiếng khá nhiều, rất nhiều Youtuber, Tiktoker cũng gặp và nhiều người biết cách xử lý, nhiều người thì đành bó tay cho qua hoặc phải âm thầm xóa video tốn rất nhiều công sức và thời gian.
Nếu bạn dùng nhạc thương mại như mình giới thiệu ở Epidemicsound thì yên tâm và gần như không bao giờ bị gặp trường hợp tranh chấp bản quyền vì họ có hệ thống xử lý rất tốt.
Tuy nhiên nếu bạn dùng nhạc ngoài và gặp tranh chấp bản quyền nhạc thì trình thự sẽ như sau:
- Nền tảng (Youtube, Facebook, Tiktok) sẽ thông báo bạn vi phạm bản quyền. Hoặc đơn vị sở hữu bản quyền họ rà soát và tiến hành báo cáo để xóa nội dung của bạn.
- Nền tảng sẽ gửi thông báo cho bạn qua email hoặc tài khoản để bạn xóa bỏ nội dụng, hoặc nếu bạn có quyền sử dụng thì phải chứng minh.
- Bạn thu thập thông tin/ bằng chứng/ giấy phép/ … liên quan để chứng minh là bạn có quyền sử dụng. Nếu không có thì không thể thay đổi được gì.
- Hệ thống sẽ cập nhật kháng cáo của bạn và xem xét (hoặc bên chủ sở hữu kiểm tra). Nếu đúng bạn có giấy phép, quyền sử dụng thì sẽ coi như xong mọi thứ được giải quyết, bạn được giải phóng bản quyền. Nếu không hợp lệ thì vẫn bắt buộc phải xóa nội dung kèm theo là án phạt, nếu bị nhiều vi phạm có thể bị xóa tài khoản.
- Bạn có thể liên hệ bên chủ sở hữu rút đơn hoặc giải quyết trực tiếp thông qua email và bạn thương lượng với họ (khá phức tạp và tỉ lệ thành công thấp).
Bạn có thể tham khảo tình huống: Kháng cáo tranh trấp với AdRev for a 3rd Party để hình dung về những gì cần làm.
Từng vào mỗi trường hợp mà bạn có thể giải quyết theo tình trạng gặp phải, nhưng để khỏi rơi vào tình trạng đó thì bạn nên dùng nhạc cẩn thận và có sự am hiểu rõ về những gì mình đưa vào nội dung để tránh gặp trường hợp đáng tiếc.
Hy vọng mình đã cung cấp một lượng thông tin cần thiết để bạn hiểu thêm về nhạc bản quyền và những điều xoay quanh, với hiểu biết còn ít của mình thì chắc không thể nào giải thích đủ hết ý được, nếu có gì cần bổ sung, hỏi đáp hoặc thảo luận mời bạn đặt câu hỏi ở phía dưới mình sẽ giải đáp và cập nhật thêm, cảm ơn bạn đã đọc bài viết tới đây!