Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube để làm video.

Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube để làm nội dung video đăng tải lên trên đó hoặc các mạng xã hội khác như Tiktok, Facebook là một chuyện khá là nan giải đối với rất nhiều người sáng tạo nội dung, blogger, vlogger, Tiktoker, hoặc là các editor khi vô tình sử dụng nhạc và bị gắn mác là vi phạm bản quyền, sử dụng trái phép,….

Trong bài viết này mình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về:

  • Cách xin phép nhạc bản quyền – Chi phí cao, khó khăn xin phép.
  • Loại nhạc được sử dụng nhạc không cần xin phép – Đại trà, bản quyền miễn phí nhưng không rõ ràng, tiềm ẩn rủi ro.
  • Mua và sử dụng nhạc thương mại có bản quyền – Hình thức này rất hợp cho content creator, Youtuber, Tiktoker, Editor,…

Một số thực tế về bản quyền âm nhạc hiện nay bạn nên biết:

  • Có nhiều bài nhạc được khai thác độc quyền từ những công ty lớn và gần như không thể xin quyền sử dụng (VEVO, SONY, SONY, BMG, Warner Music Group, Universal Music Group (UMG)…. họ là những hãng thu âm chuyên khai thác độc quyền các ca sĩ nổi tiếng.
  • Ở thị trường Việt Nam có một số công ty như: Điền Quân, Pops, Metub, Làng Văn, BH Media, VieNetwork,….
  • Các quy định và điều luật về bản quyền nhạc khá phức tạp và khó hiểu.
  • Nếu không xin phép bản quyền nhạc mà sử dụng nhạc đưa thẳng vào video của bạn lên kênh Youtube có thể dẫn tới trường hợp cảnh cáo bản quyền, chặn trên toàn thế giới, bị tắt tiếng âm thanh, nặng hơn là Youtube gỡ nội dung hoặc chấm dứt tài khoản – điều này cực kỳ rủi ro và là rắc rối lớn.
  • Hiện tại công nghẹ nhận dạng của các mạng như Youtube, Facebook, Tiktok cực ỳ xịn nên chỉ cần bạn đăng một đoạn ngắn bài nhạc cũng bị phát hiện.

Vì thế nếu chưa xin phép bản quyền hoặc không biết thì nên cẩn thận không sử dụng bất cứ bài nhạc nào chưa được phép hoặc không rõ bản quyền.

Xin phép bản quyền nhạc tại Việt Nam

Trước hết, nếu bạn là cá nhân và muốn xin bản quyền nhạc tại Việt Nam – đối với bài hát của các nhạc sĩ/ ca sĩ nổi tiếng thì đây quả là một việc khó vì:

  • Chi phí xin bản quyền sử dụng rất cao (vài triệu, vài chục triệu mỗi bài thậm chí tới hàng trăm triệu nếu bài hit, cực hot).
  • Giới hạn việc sử dụng và số lần sử dụng – chẳng hạn bạn chỉ được phép dùng số lượng lần nhất định cho nội dung Youtube hoặc biểu diễn, không được phát sóng, làm quảng cáo,…
  • Khó định giá và thương lượng, điều khoản hợp đồng ký kết cũng nhiều ràng buộc.

Tuy nhiên nếu bạn là bên công ty, đơn vị truyền thông có nhu cầu cần phải sử dụng nhạc và chấp nhận chi phí cao để có thể sử dụng thì đây là cách bạn có thể liên hệ và thương lượng:

  • Liên hệ trực tiếp ca sĩ/ nhạc sĩ/ người quản lý để trao đổi hình thức hợp tác & thương lượng chi phí để xin phép quyền sử dụng.
  • Liên hệ qua công ty quản lý/ network đang khai thác bản nhạc đó.
xin phép bản quyền nhạc Youtube từ các nghệ sĩ nổi tiếng khá là khó

Các đơn vị họ sẽ cân nhắc, quan trọng là sự đồng ý về giá cả thôi vì họ cũng kinh doanh sản phẩm âm nhạc – một số trường hợp hiếm hoi như bài nhạc đang khai thác độc quyền, đang hit hoặc bị ràng buộc bởi điều khoản trong hợp đồng, còn lại thì không có lý do gì mà họ từ chối khai thác cả.

Đối với ca sĩ, nhạc sĩ tự do thì bạn có thể tìm trên Facebook, Website, kênh Youtube họ thường để địa chỉ email, hoặc số điện thoại công việc (có thể trực tiếp hoặc gặp quản lý)

Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube từ ca sĩ Trúc Nhân

Ví dụ như hình này bạn có thể liên hệ ca sĩ Trúc Nhân để gặp người quản lý, email để trao đổi công việc và hỏi rõ về xin bản quyền.

Hoặc nếu ca sĩ đó, nhạc sĩ đó không quá nổi tiếng, không tìm được thông tin cá nhân, người quản lý thì bạn sẽ cần thông quan công ty khai thác hiện tại để trao đổi.

Các bài hát của các ca sĩ dưới phần mô tả trên kênh Youtube thường sẽ có thông tin liên hệ, công ty khai thác, người quản lý,… bạn có thể lấy thông tin ở đó để liên hệ.

Tóm lại là nếu bạn cần bản quyền bài hát nào bạn cần xin phép thủ công, trực tiếp và thương lượng – đó là cách mà hiện nay nếu muốn sử dụng thì bạn cần phải cất công để hợp tác với từng bên một.

Danh sách các công ty/ network tại Việt Nam quản lý phần lớn thị trường âm nhạc trên nền tảng Youtube:

  • Điền Quân – http://dienquannetwork.com/
  • PopWordWide: https://popsww.com/
  • Metub: https://metub.net/
  • BH Media: https://bhmedia.vn/
  • Vie Network: https://vienetwork.vn/
  • Làng Văn: https://www.facebook.com/LangVanMusic/

Xin phép bản quyền nhạc hát cover

Đối với việc hát cover thì bản quyền sẽ không gắt bằng việc sử dụng bài hát của chính tác giả/ ca sĩ/ nhạc sĩ chèn thẳng vào video. Nhiều bài hát đã ra mắt một thời gian thì ca sĩ, nhạc sĩ sẽ không giới hạn việc cover mà để cho mọi người thoải mái hát lại và đăng trên kênh Youtube. Một số mức độ cover nhạc mà bạn cần phải xem xét:

  • Không được phép cover. Nếu bạn muốn cover lại phải xin phép và quay lại làm như cách xin phép bản quyền ở trên.
  • Được cover nhưng không được phép bật quảng cáo kiếm tiền trên video.
  • Được phép cover và được phép kiếm tiền trên video.

Kinh nghiệm cá nhân của mình là đa số bài hát mình đều được cover hát lại và không cần phải xin phép. Còn được kiếm tiền với quảng cáo hay không thì khi bạn upload lên kênh bạn sẽ nhận được thông báo, hoặc nếu không có xuất hiện thông báo gì đối với video thì bạn được thoải mái hát và bật quảng cáo.

Hát cover ít gặp phải bản quyền

Đây là những ca khúc Việt Nam được hát cover bởi ban nhạc, mình có quay và upload lên kênh nhưng gần như ít gặp bản quyền, nếu có thì ở mục hạn chế sẽ hiện đơn vị sở hữu bản quyền, những trường hợp này thì bạn sẽ không bị ảnh hưởng đến tình trạng kênh mà chỉ là bạn không được phép kiếm tiền từ quảng cáo ở video có chứa bài hát đó. Bạn có thể lựa chọn giữ lại để cho khán giả trên kênh xem hoặc xoá đi tuỳ ý.

Dùng nhạc không cần phải xin phép.

Hiện tại có những nhạc bạn có thể sử dụng trên Youtube mà không cần phải xin phép bất cứ ai, nhạc không có bản quyền, nhạc miễn phí là những thứ dành cho bạn. Những loại nhạc này có gắn mác giấy phép khác nhau hoặc được sử dụng miễn phí. Với các tên gọi: Creative Common, Royalty Free, Public Domain, Copyright-Free,…..

Xem thêm: Hiểu rõ về nhạc bản quyền để sử dụng đúng cách trên internet

Một số mạng xã hội có sẵn thư viện nhạc cho người dùng như Youtube thì có Audio Library, Facebook thì có Sound Collection, ….

Danh sách những nguồn nhạc miễn phí:

NguồnURL
Thư viện âm thanh YouTubehttps://www.youtube.com/audiolibrary/
Incompetechhttps://incompetech.com/music/royalty-free/
Musopenhttps://musopen.org/music/
Bensoundhttps://www.bensound.com/
NoCopyrightSoundshttps://www.youtube.com/c/NoCopyrightSounds
Audionautixhttps://audionautix.com/
Chosichttps://www.chosic.com/free-music/all/
Freesoundhttps://freesound.org/
Facebook Sound Collectionshttps://business.facebook.com/creatorstudio?tab=ct_sound_collection
Uppbeat.IO (10 bài/ tháng)https://uppbeat.io/

Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên dùng nhạc ở những nơi như: Thư viện âm thanh YouTube, Incompetech, Facebook Sound Collections, Bensound những chỗ này họ có trình bày rất rõ ràng về bản quyền nhạc, uy tín và mình đã sử dụng thấy an toàn trong nhiều năm qua. Những trang còn lại thì còn hơi thiếu thông tin.

Chi tiết về việc sử dụng xem bài này: 10 kho nhạc không bản quyền miễn phí

Sở hữu nhạc bản quyền thương mại.

Dùng nhạc thương mại (Commercial Music) là một lựa chọn rất tốt để làm nội dung video, phim, phóng sự, ….

Nhiều Youtuber đang dùng nhạc thương mại – Commercial Music tại Epidemicsound

Commercial Music là một hình thức trả tiền để sử dụng nhạc, mình đang sử dụng dịch vụ tại Epidemicsound – đại khái là bạn trả tiền để sử dụng thư viện nhạc của họ ~35.000 bài và hơn 90.000 hiệu ứng âm thanh. Đơn vị này họ đã mua đứt bản quyền nhạc hoặc họ tự sản xuất nhạc rồi cung cấp cho khách hàng của mình dùng ở bất cứ đâu trên Internet dù là website, mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube,…. và được bảo vệ bản quyền dưới hệ thống của họ. Họ có công nghệ nhận dạng bản quyền và kết nối trực tiếp với những mạng xã hội.

Bạn có thể đọc thêm về bài viết:

Hiện tại mình đang sở hữu gói thành viên sử dụng tất cả nhạc của họ ở đó, có thể tải về và dùng rất nhiều nhạc hay và chất lượng cao. Bạn có thể xem qua và nếu thấy phù hợp có thể mua với 9$/tháng (cho gói 1 năm) giá rất rẻ để dùng nhạc ở đây.

Quan điểm của mình về sử dụng nhạc trên Youtube

Tùy vào nhu cầu của bạn mà quyết định nên sử dụng nhạc nào, nhưng để tóm tắt lại thì mình có vài suy nghĩ như sau:

  • Nhạc từ các ca sĩ/ nhạc sĩ/ nghệ sĩ nổi tiếng chi phí quá cao, ràng buộc nhiều, ít quyền lợi và bị giới hạn nên bạn có thể cân nhắc sử dụng nhạc thương mại thay thế và dùng thoải mái hơn và tiết kiệm chi phí rất nhiều.
  • Nhạc miễn phí không bản quyền – phù hợp cho cá nhân, những người mới bắt đầu sáng tạo nội dung và chưa có điều kiện chi trả cho những nguồn nhạc chất lượng. Nên sử dụng nguồn uy tín từ thư viện được đánh giá tốt và rõ ràng để tránh những phát sinh tiềm ẩn vi phạm bản quyền sau này.
  • Nhạc thương mại – nếu bạn xác định phát triển kênh lâu dài, xây dựng nội dung chuyên nghiệp và quảng bá nội dung chất lượng thì nên sử dụng kho nhạc để giải quyết được rất nhiều vấn đề bản quyền, nguồn nhạc hay, tự do hơn để sáng tạo vì đã có kho nhạc phong phú hỗ trợ.

Mình nghĩ là sử dụng nhạc miễn phí + nhạc thương mại sẽ giúp bạn được bỏ qua bước xin phép nhạc – điều này sẽ bớt được khá nhiều thời gian phải liên hệ và chờ đợi sự đồng ý.

Hy vọng những thông tin mình trình bày trong bài viết này đã giúp ích cho bạn để sử dụng nhạc đúng cách và có những định hướng rõ ràng cho việc sáng tạo nội dung trên internet. Xin chào bạn và hẹn gặp trong những bài viết về chủ đề liên quan!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x